Chóc mõng n¨m míi 2024

 

Tìm kiếm

Hỗ trợ trực tuyến

Mr.Can
Mr.Can
0978.96.4447
Mr. Quang
Mr. Quang
08.6834.1947

Tin tức nổi bật

Thời tiết

Thời tiết Hà Nội

Số lượng truy cập

Số người online 7
Truy cập nhiều nhất 122
Tổng số lượt truy cập 712700

Liên kết website

Video

Công nghệ Cây trồng

+ kỹ thuật trồng nấm sò

Kỹ thuật trồng nấm sò

 

I- ĐẶC TÍNH SINH HỌC:

Nầm sò thường có nhiều loại, chúng khác nhau về màu sắc, hình dạng, khả năng thích nghi với các điều kiện nhiệt độ. Nấm có dạng phễu lệch, mọc đơn lẻ hoặc thành cụm tập trung, bao gồm 3 phần: mũ, phiến, cuống.

Điều kiện thích hợp của nấm sò:

- Nhiệt độ: Đối với nhóm nấm chịu lạnh là 13 – 200C.

Đối với nhóm nấm chịu nhiệt độ cao hơn là 24 – 280C.

Độ ẩm nguyên liệu: từ 65 – 70%.

Độ ẩm không khí: >= 80%

Độ pH = 7

- Ánh sáng: Không cần thiết trong giai đoạn nuôi sợi (pha sợi). Khi nấm hình thành quả thể cần ánh sáng khuếch tán.

- Độ thông gió: Cần thiết trong giai đoạn nuôi sợi. Khi nấm lên cần thông thoáng vừa phải.

- Dinh dưỡng: sử dụng trực tiếp nguồn xenlulo, có thể bổ sung thêm các phụ gia giàu chất đạm, vitamin trong giai đoạn xử lý nguyên liệu.

II- KỸ THUẬT TRỒNG:

1. Thời vụ:

Nấm sò có thể trồng được quanh năm nhưng thuận lợi nhất từ tháng 10 đến tháng 3 dương lịch hàng năm.

2. Xử lý nguyên liệu:

Nguyên liệu trồng nấm sò rất phong phú: rơm rạ, bã mía, lõi ngô, mùn cưa bông hạt, thân mỳ… phổ biến nhất là: rơm rạ, bông phế thải, mùn cưa.

Tiêu chuẩn nguyên liệu: không mốc, mục, không bị nhiễm bệnh.

Có hai phương pháp xử lý các loại nguyên liệu phổ biến trên:

a) Phương pháp 1:

Ủ nguyên liệu thành đống với khối lượng đủ lớn để tăng nhiệt độ trong đống ủ đạt 60 – 700C, thời gian kéo dài 6 – 7 ngày. Trung bình một đống ủ đảm bảo có khối lượng tối thiểu từ 300 kg khô trở lên.

b) Phương pháp 2:

Khử trùng nguyên liệu trong hơi nước ở nhiệt độ 100- 1250C kéo dài trong 120 – 180 phút.

* Đối với rơm rạ, theo phương pháp1:

Rơm rạ khô được làm ướt bằng nước vôi 0,35% (3,5 kg vôi đã tôi hoà tan với 1.000 lít nước), đánh đống ủ, có cọc thông khí ở giữa. Ủ rơm rạ 3 ngày thì đảo đống ủ lần 1, ủ tiếp 3 ngày, đảo lần 2, băm rơm rạ thành từng đoạn 5 – 7cm, ủ tiếp 2 ngày là được. Trong khi đảo đống ủ, phải kiểm tra độ ẩm nguyên liệu: nếu khô (vắt một nắm rơm không thấy một giọt nước nào) thêm nước vôi, nếu ướt (nước chảy thành dòng) thì phải hong phơi. Nguyên liệu đủ ướt khi vắt nắm rơm, nước chảy thành giọt. Phía ngoài đóng ủ nên dùng nilon hoặc bao dứa quây xung quanh để nhiệt độ đóng ủ lên cao (không che kín đỉnh đóng ủ và không trùm sát đất). Kệ lót đống ủ cách mặt đất 15 – 20cm.

* Đối với bông phế thải, theo phương pháp 2:

Ngâm bông nhanh trong dung dịch nước vôi 0,35% cho ướt đều, vớt lên, vắt nhẹ, ủ lại thành đống, che kín bằng tấm bao dứa hoặc nilon để hở chóp. Thời gian ủ 12 – 24 giờ. Xử lý theo phương pháp này có thể làm số lượng ít (50 – 70kg) nhưng vẫn đảm bảo. Khi trồng nấm cần làm thật tơi nguyên liệu bằng cách dùng tay hoặc cào sắt xé bông vụn.

* Xử lý nguyên liệu rơm rạ, bông phế thải và mùn cưa theo phương pháp 2:

- Rơm rạ chặt ngắn 10 – 15cm, ngâm trong nước vôi 0,35% khoảng 15 – 20 phút vớt ra để ráo nước 1 – 2 ngày. Bông phế loại làm ướt như trên. Mùn cưa làm ướt, ủ lại 4 – 6 ngày. Các nguyên liệu này sau khi kiểm tra đảm bảo đủ độ ẩm, phối trộn thêm với 5 – 10% bột cám hoặc ngô.

Cho nguyên liệu vào túi nilon chịu nhiệt, trọng lượng túi 1,5 – 2kg/túi (kích cỡ túi rộng 20cm, dài 40cm), nút cổ túi bằng ống nhựa và bông không thấm nước đưa vào thanh trùng ở các chế độ nhiệt độ nhiệt khác nhau:

- Đối với nồi áp suất ở nhiệt độ: 121 – 1250C thời gian 120 – 180 phút.

- Hấp trong thùng phuy (hấp cách thuỷ) khi nhiệt độ trong giữa túi đạt trên 950C thì cần thời gian 5 – 6 giờ.

Lấy nguyên liệu ra, rồi để nguội, cấy giống ở điều kiện vô trùng trong phòng (buồng) cấy.

3. Cấy giống:

a) Cấy giống đối với nguyên liệu xử lý theo phương pháp 1 (ủ).

Sau khi nguyên liệu rơm rạ, bông đã xử lý thì chuẩn bị túi nilon, nếu trồng trên rơm rạ, bông đã xử lý thì chuẩn bị túi nilon, nếu trồng trên rơm rạ nên dùng túi kích thước 30 x 40 cm.

- Kiểm tra giống trước khi cấy: giống phải đạt tiêu chuẩn: đúng tuổi tốt nhất giống ăn kín đáy bao bì 3 – 4 ngày), có mùi thơm dễ chịu, không bị nhiễm bệnh, không bị mốc…

- Cách cấy giống: Cho một lớp nguyên liệu vào túi nilon đã gấp đáy vuông, cao 5 – 7cm, rắc một lớp giống nấm chung quanh thành túi. Cứ làm như vậy đủ 3 lớp, lớp trên cùng rắc giống đều bề mặt, chừa khoảng giữa khoảng 3 cm để đóng nút bông. Sau đó lấy một lượng bông bằng miệng chén uống nước (hoặc tạo cổ nút bằng nhựa), quấn dây cao su chặt nút bông. Bịch (túi) đã cấy giống nấm căng tròn, độ nén vừa phải. Trọng lượng của một túi (nguyên liệu là rơm rạ) khoảng 2 – 3 kg/túi của bông phế thải và mùn cưa khoảng 1,2 – 1,5 kg/túi. lượng giống 40 – 50 g/túi (40 kg giống/tấn nguyên liệu).

b) Cấy giống đối với nguyên liệu xử lý theo phương pháp 2(hấp tiệt trùng).

- Giống dạng que dùng cho nguyên liệu mùn cưa, bã mía, lõi ngô.

- Giống dạng hạt dùng cho mọi nguyên liệu.

- Cách cấy giống:            

+ Giống dạng que: cấy mỗi bì 1 que, đưa vào giữa bì thật nhanh chóng, chính xác sau đó đậy nút lại.

+ Giống dạng hạt: cần thao tác nhanh và chính xác hơn. Lượng giống khoảng 25g cho 1 bì nguyên liệu.

4. Ươm và rạch bịch.

4.1- Ươm bịch:

Bịch nấm đã được cấy giống chuyển vào phòng ươm đặt trên giá (3 – 4 tần), hoặc bằng dây treo hoặc để trực tiếp xuống nền đất theo chiều nút bông phía trên, khoảng cách giữa các bịch từ 5 – 10cm.

Nhà ươm cần thoáng mát, sạch sẽ, không cần ánh sáng. Thời gian ươm: 25 – 30 ngày. Không tưới nước. Sau thời gian ướp ép, nén bịch.

4.2- Rạch bịch:

Khi tơ nấm đã kéo trắng bịch ta tiến hành rạch bịch và mang treo.

- Cách rạch: Dùng dao nhọn, sắc, rạch 4 – 6 đường xung quanh. Khoảng cách giữa các đường rạch đều nhau, chiều dài vết rạch 3 – 4cm và sâu 2 – 3mm.

Gỡ nút bông ra, phơi, sấy khô đưa vào thanh trùng ở nhiệt độ 121 – 1250C thời gian 90 phút để dùng lại.

- Treo bịch: Úp miệng túi quay xuống phía dưới và đặt bịch cách nhau 15 – 20 cm để khi nấm ra không chạm vào nhau, các dây treo nấm cũng cách nhau 25 – 30 cm. Mỗi dây treo được 5 – 7 bịch.

- Nhà treo (chăm sóc) nấm đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng. Độ ẩm từ 85 – 90% ánh sáng tán xạ.

5. Chăm sóc và thu hái.

Tưới nước: Khi bịch đã rạch được 4 – 6 ngày, nấm bắt đầu lên, tiến hành tưới nước bên ngoài túi. Tùy theo lượng nấm ra nhiều hay ít; to hay nhỏ, độ ẩm không khí cao hay thấp để điều chỉnh số lần tưới và lượng nước tưới trong ngày. Về nguyên tắc tưới nước ở dạng phun sương, lượng ít nhưng kéo dài thời gian tưới trong một lần sao cho nhìn bề mặt mũ nấm lúc nào cũng có một lớp nước đọng trên mũ nấm. Trung bình một ngày tưới 4 – 6 lần. Giai đoạn này nấm rất cần độ ẩm.

Thu hái nấm: Hái cả cụm, nên hái nấm vào buổi sáng khi nấm chưa phát tán bào tử. Nấm đã phát tán bào tử là nấm già, ăn dai. Khi hái nấm phải cậy hết gốc, không bỏ sót, nghỉ tưới 5 – 7 ngày sau đó chăm sóc lại như lần đầu để tiếp tục thu hái lứa tiếp theo. Tổng thời gian thu hái nấm kéo dài khoảng 30 – 45 ngày (đối với nguyên liệu là rơm) và 75 – 90 ngày (mùn cưa) và hái 5 – 6 lứa liên tục. Năng suất nấm khoảng 600 – 800 kg nấm sò tươi/1 tấn nguyên liệu.

6. Chế biến nấm:

6.1- Tiêu thụ nấm tươi:

Hái nấm xong dùng dao sắc cắt sạch phần gốc, tách cụm nấm lớn thành cụm nấm nhỏ, cho vào túi PE, buộc kín, vận chuyển nhẹ nhàng đến nơi tiêu thụ. Nếu muốn bảo quản lâu phải hạ nhiệt độ xuống 5 – 80C. Thời gian để được 24 giờ vẫn đảm bảo chất lượng tốt. Nấm sò có hàm lượng đạm cao nếu bảo quản không tốt sẽ có mùi nước mắm do đạm bị phân hủy.

6.2- Phơi hoặc sấy khô:

Dùng tay xé nhỏ cây nấm theo chiều dọc từ cuống đến mũ nấm. Nếu trời mưa cần phải quạt cho nấm se lại mới đem phơi sấy ở nhiệt độ 40 – 450C (không được sấy nấm còn tươi nguyên), nấm sẽ có màu vàng, thơm ngon.

Nấm khô rất dễ bị hỏng nếu bảo quản không tốt. Khi sấy khô (độ thủy phân < 12%) cần cho vào túi PE không thủng làm 2 lớp, buộc chặt miệng túi, để nơi khô ráo.

7. Sâu bệnh hại nấm:

Quá trình trồng nấm sò cũng như các loại nấm khác thường bị một số sâu bệnh phá hoại làm giảm năng suất rất lớn.

- Chuột ăn giống nấm: Tìm cách bẫy và đánh thuốc để tiêu diệt chuột.

- Các loại nấm mốc: xanh, đen, vàng do nguyên liệu khử trùng và ủ chưa đảm bảo, môi trường cấy giống ô nhiễm nặng.

- Các loại côn trùng phá hoại nấm.

Nguyên nhân do nhà nuôi trồng nấm có thời gian quá lâu, vệ sinh không đảm bảo… Phải dọn sạch các túi nấm đã thu hái hết, cọ giá đặt bịch, rửa nền bằng nước javen, dùng thuốc phun để tiêu diệt hết các loại côn trùng.

 


 (Theo. Tài liệu.VN)